Phòng ngừa đuối nước ở trẻ em

             Hằng năm ở nước ta xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, để lại nổi đau cho gia đình và cộng đồng. Đuối nước có thể xảy ra mọi nơi và bất cứ lúc nào vì vậy, mỗi chúng ta cần trang bị thêm cho mình kiến thức về cách phòng tránh và kĩ thuật xử trí tai nạn đuối nước để vận dụng vào thực tế khi gặp các tình huấn xảy ra.

          Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng phần lớn chủ yếu là do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi, chăm sóc, để trẻ tự do đi lại. Bên cạnh đó, với điều kiện tự nhiên sông, ao, hồ... là môi trường không an toàn cho trẻ. Ngay cả những dụng cụ chứa nước trong gia đình như lu, vại, bể chứa nước... không có nắp đậy cũng là nguyên nhân dây nguy hiểm cho trẻ. Chỉ một vài gây lơ là của người lớn là trẻ em có thể rơi xuống ao, hồ, sông, suối, giếng nước... có thể bị ngạt và chết đuối chỉ sau 2 phút rơi xuống nước. Đây chính là mối hiểm họa tiềm tàng gây tai nạn đuối nước ở trẻ em.

Dạy bơi cho trẻ em tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm

          Để phòng ngừa tai nạn đuối nước cần lưu ý những việc sau đây: Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên; không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm. Khi bơi phải có phao bơi an toàn. Không cho trẻ chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ, hồ sâu để tránh bị ngã, rơi xuống hố. Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nết bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ không mở nắp được. Đối với những nhà có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ vào. Nên cho trẻ tập bơi sớm (đủ 4 tuổi).

          Ngoài ra khi cần đưa trẻ đi tắm biển hay bể bơi chúng ta cần lưu ý như: Phải có phao bơi an toàn. Không được cho trẻ tắm một mình xa tầm mắt người lớn. Luôn mang điện thoại, dùng khi gọi khẩn cấp, không rời mắt khỏi trẻ. Không để đồ chơi ở bể bơi khiến trẻ cố với. Chọn độ sâu phù hợp cho trẻ. Không cho trẻ nhai kẹo cao su trong lúc bơi.

          Trên đây là hướng dẫn các kỹ năng cơ bản nên biết về cách phòng ngừa tai nạn đuối nước, các bậc phụ hunh, người lớn hãy quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho trẻ em và những người thân trong gia đình.

          Không để xảy ra đuối nước là hạnh phúc của mỗi gia đình, trường học và xã hội. Hãy chung tay phòng, chống đuối nước ngay hôm nay để góp phần cho tươi sáng ngày mai.

Xuân Diện/Bản tin y tế Ninh Thuận